Trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển bùng nổ như hiện nay, thuê ngoài dịch vụ hoàn tất đơn hàng (outsourced fulfillment) đã trở thành xu hướng lựa chọn của các cá nhân bán hàng online và các doanh nghiệp vừa và nhỏ muốn dịch chuyển qua kinh doanh thương mại điện tử. Hãy điểm qua các yếu tố quan trọng giúp bạn lựa chọn đối tác cung cấp dịch vụ fulfillment phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn nhất.
-
Thông tin của nhà cung cấp dịch vụ fulfillment
Việc đối tác fulfillment có sẵn sàng cung cấp thông tin thể hiện mức độ uy tín, minh bạch, và tinh thần sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp. Nhà bán hàng cần phải biết quy trình hệ thống fulfillment diễn ra để vận hành kinh doanh hiệu quả, và đây là những thông tin mà nhà bán hàng nên có:
-
Doanh nghiệp có theo dõi được tình trạng tồn kho chính xác từng thời điểm?
-
Dữ liệu tồn kho có rõ ràng, dễ đọc và dễ hiểu?
-
Tiến trình dịch vụ có được tự động hóa và thống nhất hay không?
-
Phần mềm quản lý có dễ sử dụng và có được tích hợp trên ứng dụng di động (mobile app) không?
-
Đối tác fulfillment có thông báo tình trạng hàng hóa nếu chậm trễ?
-
Kho hàng riêng và vị trí kho hàng
Theo một khảo sát của Digital Commerce 360 vào tháng 2 năm 2021, 68% trong hơn 1000 người tham gia khảo sát cho biết tốc độ giao hàng nhanh khiến họ quyết định đặt hàng. Điều này khiến cho vị trí kho hàng của đối tác cung cấp dịch vụ fulfillment trở nên quan trọng đối với các nhà bán hàng online. Kho hàng càng ở vị trí trung tâm và càng gần các đơn vị giao nhận càng đảm bảo hàng hóa được vận chuyển tới người mua nhanh hơn.
Một công ty cung cấp dịch vụ fulfillment hiệu quả và đảm bảo sẽ có kho hàng riêng để chủ động điều khiển các hoạt động liên quan và sẽ chịu trách nhiệm với các phát sinh ngoài mong muốn. Bạn nên yêu cầu được tham quan kho bãi của họ và quan sát quá quy trình dịch vụ trước khi quyết định hợp tác.
-
Công ty fulfillment chuyên phục vụ cho nền tảng kinh doanh thương mại điện tử
Doanh nghiệp cần ưu tiên lựa chọn các công ty dịch vụ fulfillment phục vụ thương mại điện tử chuyên nghiệp. Ngày càng nhiều công ty vận tải truyền thống gia nhập thị trường thương mại điện tử để thu hút các doanh nghiệp có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ fulfillment, tuy nhiên sự khác biệt giữa giao hàng truyền thống và dịch vụ fulfillment cho thương mại điện tử (E-Commerce Fulfillment) là rất lớn.
Các hãng vận chuyển truyền thống phải giải quyết đồng thời nhiều đơn hàng online và offline, gây ảnh hưởng đến việc tối ưu hóa sự lưu thông hàng hóa của các doanh nghiệp. Trong khi đó, dịch vụ E-Commerce fulfillment là quy trình được tự động hóa, tích hợp các chương trình / phần mềm quản lý chi tiết, cho phép doanh nghiệp cập nhật thời gian thực và theo dõi 24/7.
-
Đặc điểm của phần mềm quản lý
Trước khi quyết định tích hợp phần mềm quản lý của đối tác fulfillment, bạn cần xác định rõ đặc điểm quy trình vận hành và nhu cầu của doanh nghiệp, từ đó có phương án phù hợp nhất. Phần mềm càng đơn giản, càng dễ sử dụng thì càng thuận tiện cho nhân viên. Đồng thời hệ thống của trung tâm hoàn thiện đơn hàng cũng cần vận hành trơn tru, không gián đoạn, nhanh, và khoa học.
-
Chất lượng đảm bảo thống nhất trong suốt thời gian hợp tác
Nhiều trung tâm hoàn thiện đơn hàng cam kết mức độ chính xác, thời gian hoàn thành đơn hàng và tốc độ vận chuyển với doanh nghiệp nhưng liệu họ có đảm bảo thực hiện như cam kết và đạt được KPI đưa ra? Để chắc chắn về điều này, bạn nên xem xét nếu đối tác có hạn chế tối đa sai sót và đền bù nếu xảy ra rủi ro, đồng thời họ có thanh toán đầy đủ thu nhập của bạn hằng tháng hay không. Bạn cũng có thể đề nghị tham quan kho hàng và quan sát môi trường làm việc nội bộ để suy ra hiệu suất làm việc của công ty.
-
Tính minh bạch
Một công ty fulfillment minh bạch và uy tín sẽ không ngần ngại cung cấp đầy đủ thông tin và tài liệu trả lời cho các thắc mắc của khách hàng. Hãy đảm bảo bạn có mọi thông tin và các nghiên cứu kĩ các dữ liệu về đối tác để hạn chế sai lầm khi quyết định hợp tác lâu dài.
Bạn cần xác định được lợi thế mà đối sẽ cung cấp cho doanh nghiệp thông qua những điều sau:
-
Kho hàng có đạt tiêu chuẩn vận hành hay không?
-
Hàng hóa có được bảo quản tốt và đảm bảo nguyên vẹn giá trị?
-
Những khách hàng khác của đối tác là ai?
-
Đối tác đang liên kết với các hãng vận chuyển nào?
-
Đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics và có kinh nghiệm hoàn tất các giấy tờ thông quan hàng hóa nhanh chóng hay không?
-
Công ty có cung cấp thêm các dịch vụ cộng thêm gì hay không?
-
Đối tác có kinh nghiệm xử lý các lô hàng lớn?
Đáp ứng đủ các yếu tố trên, cùng với năng lực fulfillment và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực logistics, doanh nghiệp có thể an tâm ủy thác quy trình hoàn thiện đơn hàng cho LOGI.click để mang đến trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho khách hàng.