08/05/2023
48 giờ “đau đầu” của các Nhà bán hàng TikTok

“48 giờ chuẩn bị hàng,

Đơn hàng đúng hẹn, tin ở LOGI!

Việc thời gian chuẩn bị hàng trong vòng 2 ngày sau khi phát sinh đơn hàng trên TikTok Shop lâu nay đã trở thành nỗi “đau đầu” của các Nhà bán hàng trên nền tảng này. Đặc biệt là khi hình thức Shoppertainment đang ngày càng phát triển, việc đơn hàng bùng nổ sau mỗi buổi livestream là chuyện không hề hiếm gặp. Trên thực tế, nhiều Nhà bán hàng còn bị TikTok Shop “đánh gậy” và tạm khóa tài khoản buôn bán nếu không đảm bảo được thời gian chuẩn bị hàng hoặc có tỷ lệ giao hàng chậm trễ quá cao. 

Tại LOGI.click, với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm trong việc hoàn thành đơn hàng thương mại điện tử, cùng hệ thống cảnh báo thời gian chuẩn bị đơn hàng, việc quá hạn leadtime sẽ được giảm thiếu hết mức có thể.

  • Làm chủ công nghệ với hệ thống phần mềm quản lý kho hàng hiện đại của LOGI.click! Cho phép Nhà bán hàng nắm thông tin tồn kho nhằm lên kế hoạch nhập kho hợp lý với kế hoạch bán hàng.

  • Tích hợp hệ thống với các kênh bán hàng Thương mại điện tử (TMĐT), cho phép kho LOGI.click nhận thông tin đơn hàng tự động và đầy đủ, đảm bảo thời gian hoàn thành đơn hàng trong 2 giờ.

  • Luôn tư vấn tối ưu phương thức đóng gói và diện tích lưu trữ nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí nhất cho khách hàng.

Liên hệ LOGI.click - Yên tâm bán hàng!

----------------------

Về LOGI.click: là đơn vị cung cấp dịch vụ Phân phối và Hoàn thiện đơn hàng hỗ trợ thương mại điện tử với kho bãi và hệ thống phần mềm quản lý hiện đại cùng đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành logistics, cung cấp nhiều giải pháp fulfillment và giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online theo cách đơn giản và tiết kiệm nhất.

25/09/2023
TikTok Livestream & những khó khăn làm Seller "nhăn nhó"

Xu hướng Shoppertainment đã mở ra làn sóng mới và đóng vai trò không nhỏ cho sự tăng trưởng tại Việt Nam. Với lượng người dùng lớn và đa dạng, nền tảng TikTok đang đi đầu trong xu hướng shoppertainment và TikTok livestream chính là giải pháp giúp các Nhà bán hàng bùng nổ doanh thu trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc livestream trên TikTok không phải lúc nào cũng đơn giản, đặc biệt là với những Nhà bán mới gia nhập cộng đồng này.

  1. Livestream ít người xem: điều này đồng nghĩa với việc mọi kế hoạch và nội dung gần như không có giá trị và là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với Nhà bán. 

    Để cải thiện tình hình này, Nhà bán hàng có thể tối ưu bằng cách sáng tạo nội dung thu hút, mới mẻ, đồng thời thông báo trước mỗi buổi live bằng các video ngắn và chọn livestream vào buổi trưa (11h - 2h) hoặc tối (8h - 11h) khi có nhiều người online nhất. 
  2. Không có chuyển đổi: Hành trình chuyển đổi của khách hàng trên TikTok bắt đầu từ lướt TikTok - xem Livestream - phát sinh nhu cầu - xem sản phẩm - đặt mua; việc khách hàng không dừng lại ở một điểm nào nghĩa là hành trình chuyển đổi này chưa được tối ưu. 

    Nhà bán hàng có thể khắc phục điều này bằng cách tự mình livestream trực tiếp hoặc hợp tác với KOCs/KOLs và đưa ra những chương trình ưu đãi để tăng tương tác với người xem. Đồng thời hãy chắc chắn rằng tệp khách hàng theo dõi kênh bán phù hợp với sản phẩm bán ra. 
  3. Không quản lý được Livestream: Nhà bán hàng cần sử dụng hệ thống quản lý livestream trên TikTok để nắm các chỉ số doanh thu, lượt xem, thời lượng trung bình, số đơn hàng được tạo,...nhằm đánh giá hiệu quả buổi livestream để tối ưu và phát huy thêm cho những lần livestream sau.

  4. Không đủ nhân lực đóng hàng sau Livestream: Việc bùng nổ đơn hàng sau những buổi livestream luôn là chuyện không hề hiếm gặp. Thậm chí, TikTok Shop sẽ “đánh gậy” và tạm khóa tài khoản nếu Nhà bán không đảm bảo được thời gian chuẩn bị hàng hoặc có tỷ lệ giao hàng chậm trễ quá cao. 

    Để giải quyết các rắc rối này, Nhà bán có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ Fulfillment để có thể an tâm bán hàng qua livestream hơn.

Bên trên là một vài vấn đề và các giải pháp khắc phục mà các Nhà bán hàng có thể áp dụng khi gia cộng đồng livestream TikTok.

----------------------

Về LOGI.click: là đơn vị cung cấp dịch vụ Phân phối và Hoàn thiện đơn hàng hỗ trợ thương mại điện tử với kho bãi và hệ thống phần mềm quản lý hiện đại cùng đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành logistics, cung cấp nhiều giải pháp fulfillment và giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online theo cách đơn giản và tiết kiệm nhất.

25/08/2023
Đánh giá tiêu cực trên TikTok Shop - nỗi “ám ảnh” của Nhà bán hàng

Các đánh giá 1 sao, 2 sao trên TikTok Shop sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến uy tín cũng như thiệt hại đến doanh thu của Nhà bán hàng trên nền tảng TikTok shop. Chính vì việc luôn kiểm soát các sản phẩm, bài đăng cũng như cửa hàng trực tuyến dựa trên những đánh giá của người mua, TikTok Shop sẽ nhanh chóng can thiệp nếu Nhà bán có bất kì hành vi vi phạm chính sách nền tảng và áp dụng các hành động cưỡng chế đối với tài khoản của họ như:

  • Tự động ẩn sản phẩm hoặc hủy kích hoạt sản phẩm.
  • Đóng băng sản phẩm.
  • Cảnh cáo chính thức.
  • Áp dụng điểm vi phạm.
  • Hạn chế quyền lợi dành cho nhà bán hàng trong việc đăng ký các chương trình liên kết hoặc tham gia vào các hoạt động phát triển người dùng, các chiến dịch lớn và các lợi ích nền tảng khác.
  • Tạm thời hoặc vĩnh viễn đóng cửa hàng của Nhà bán hàng.
  • Bất kỳ hình phạt nào khác được quy định trong chính sách Đánh giá Hiệu suất của Nhà bán hàng và các chính sách hoặc nguyên tắc hiện hành khác của nền tảng.

Nhằm hạn chế và cải thiện các đánh giá tiêu cực trên TikTok Shop, Nhà bán hàng có thể thường xuyên kiểm tra đánh giá sản phẩm, đảm bảo chất lượng và không ngừng cải thiện sản phẩm, cũng như tuân thủ tất cả các chính sách và quy định mà TikTok Shop đưa ra để duy trì các trải nghiệm tích cực khi kinh doanh trên nền tảng này.

12/08/2023
Tổng hợp các loại phí bán hàng trên Shopee (cập nhật năm 2023)

Theo báo cáo từ Metric.vn, Shopee hiện vẫn là sàn TMĐT phổ biến nhất hiện nay và là mảnh đất màu mỡ đối với các Nhà bán hàng khi chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn. Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trên Shopee thì hãy nắm ngay những loại phí bán hàng trên Shopee được cập nhật mới nhất năm 2023 nhé!

1. Phí thanh toán 3%

Phí thanh toán áp dụng với tất cả Nhà bán hàng Shopee và được áp dụng cho mỗi đơn hàng giao hàng thành công hoặc đơn có phát sinh yêu cầu trả hàng hoàn tiền được người bán hoặc Shopee chấp nhận hoàn tiền (trừ lý do chưa nhận được hàng). 

Phí thanh toán = (Tổng đơn hàng + Phí vận chuyển – Khuyến mãi đã áp dụng (nếu có) x 3%

2. Phí cố định (1,21 - 7,87%)

Là phí hoa hồng cố định áp dụng cho tất cả các giao dịch bán sản phẩm được thực hiện thành công qua sàn giao dịch thương mại điện tử Shopee
2.1 Đối với người bán không thuộc Shopee Mall

Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x 3% (đã bao gồm VAT)
Shopee đã áp dụng mức phí cố định mới là 3% từ 02/01/2023 cho các đơn được thực hiện thành công.

2.2 Đối với người bán thuộc Shopee Mall

Phí cố định = Tổng giá trị đơn hàng x Tỷ lệ phần trăm cố định (đã bao gồm thuế VAT)

Trong đó, Tổng giá trị đơn hàng = Tổng giá bán sản phẩm – chi phí người bán tài trợ (không bao gồm phí vận chuyển và chi phí Shopee tài trợ).
Lưu ý: mỗi ngành hàng sản phẩm sẽ có một tỷ lệ phần trăm Phí cố định khác nhau. 

3. Phí dịch vụ

Phí dịch vụ là khoản chi phí mà Nhà bán hàng phải thanh toán cho Shopee khi tham gia các gói dịch vụ: Hoàn xu Extra, FreeShip Extra, Freeship Extra Plus; bao gồm hai loại phí là Phí đăng ký và Phí dịch vụ cho tất cả các gói. 

Phí đăng ký: là phí người bán đăng ký mua các gói Hoàn Xu Xtra, Freeship Xtra, Freeship Xtra Plus. Phí sẽ không được hoàn lại dưới bất cứ hình thức nào và sẽ được thanh toán bằng số dư tài khoản Shopee hoặc Ví Shopee Pay (không bao gồm ngân hàng liên kết với Ví Shopee Pay). 

Phí dịch vụ: là chi phí được tính trực tiếp trên giá bán mỗi sản phẩm theo từng đơn hàng khi Nhà bán tham gia gói dịch vụ Hoàn xu Xtra và Freeship Xtra (đã bao gồm VAT). Phí dịch vụ sẽ được tự động cấn trừ vào tài khoản Nhà bán hàng sau khi đơn hàng hoàn tất.

  • Gói Hoàn xu Extra: Phí đăng ký gói là 1.000 vnđ và Phí dịch vụ là 5% giá trị mỗi sản phẩm (tối đa 20.000 vnđ).

  • Gói Freeship Extra: Phí đăng ký gói là 1.000 vnđ và Phí dịch vụ là 7% giá trị mỗi sản phẩm.

  • Gói Freeship Extra Plus: Phí tham gia gói Freeship Extra Plus đối với Nhà bán tham gia cả hai gói Freeship Extra và Freeship Extra Plus là 9% giá trị mỗi sản phẩm (tối đa 40.000vnđ).

Tham khảo chi tiết về các gói dịch vụ tại đây: https://banhang.shopee.vn/edu/category?sub_cat_id=445

4. Phí lệch cước vận chuyển 

Phí lệch cước vận chuyển được tính khi Nhà bán hàng để sai cân nặng hoặc Hệ thống vận chuyển tính phí sai và sẽ bị trừ vào doanh số bán hàng. Để kiểm soát chặt chẽ phí này, Nhà bán cần theo dõi các đơn hàng thường xuyên hơn trong quá trình kinh doanh.

Lệch phí vận chuyển = Phí thu HVC - Phí vận chuyển khách trả.
Ngoài ra, khi kinh doanh trên sàn TMĐT, người bán hàng cần phải nộp thuế sàn TMĐT theo quy định. 

Nguồn: Shopee Uni

03/08/2023
Ưu điểm "siêu bánh cuốn" chỉ dành cho các Nhà bán hàng đa kênh

Bán hàng đa kênh (Omnichannel) là hình thức cung cấp dịch vụ mua sắm cho khách hàng trên nhiều kênh khác nhau như website, các mạng xã hội phổ biến, và các sàn thương mại điện tử. Với mô hình bán hàng đa kênh, trải nghiệm mua hàng của khách hàng sẽ nhất quán khi các thông tin sản phẩm được hiển thị lặp lại trên nhiều kênh khác nhau, từ đó thúc đẩy khả năng mua hàng của người dùng.

Với nhiều ưu điểm riêng biệt, mô hình bán hàng đa kênh chính là xu thế chung hiện nay mà các Nhà bán hàng đang hướng đến.

  • Nắm bắt được các dữ liệu tìm kiếm mua hàng và các khoảnh khắc micro một cách triệt để, từ đó giúp nâng cao doanh số cho Nhà bán hàng.

  • Mở rộng được tệp khách hàng mục tiêu.

  • Giúp Nhà bán xây được bức tranh tổng quan một cách chính xác hơn về nhóm khách hàng mục tiêu trên các kênh bán hàng khác nhau.

  • Cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ nhờ khả năng tương tác với người dùng ở nhiều kênh hơn, đặc biệt là ở các kênh yêu thích của họ.

  • Liên tục đưa ra các nhắc nhở về sản phẩm thông qua nhiều kênh khác nhau, giảm thiếu tỷ lệ rời bỏ giỏ hàng của người mua. 

Bán hàng đa kênh cho phép Nhà bán quản lý tập trung các dữ liệu nhằm xây dựng trải nghiệm mua hàng xuyên suốt, tạo ra cơ hội “được nhớ, được mua” cho chính sản phẩm của mình. 

27/07/2023
[Infographic] Flex những con số “khủng” của Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam
22/07/2023
“Mơi” cái cách LOGI.click hỗ trợ các Nhà bán hàng

Thuộc công ty SBP với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực logistics, LOGI.click đã ra đời với “sứ mệnh” hỗ trợ các Nhà bán hàng thành công trên con đường kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Với châm ngôn không ngừng học hỏi, sáng tạo, cải tiến dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của khách hàng và thích ứng với sự phát triển của thời đại 4.0, LOGI.click chính là đơn vị cung cấp dịch vụ fulfillment mà các Nhà bán hàng “rất yêu”.

  • Kho hàng rộng hơn 10.000m2 với cơ sở vật chất được đầu tư hiện đại, chuẩn quốc tế, PCCC, CCTV, bảo vệ 24/7.
  • Hệ thống kho hàng nằm ngay trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và gần các tuyến đường giao thông huyết mạch.
  • Cung cấp dịch vụ trọn gói và các dịch vụ linh hoạt khác theo yêu cầu với mức giá hợp lý, giúp tối ưu hóa chi phí của Nhà bán hàng.
  • Quản lý kho hàng với hệ thống phần mềm in-house, cho phép Nhà bán hàng kiểm soát thông tin hàng hóa và tồn kho thời gian thực một cách chính xác.
  • Tích hợp hệ thống với các kênh bán hàng TMĐT, cho phép kho LOGI.click nhận thông tin đơn hàng tự động và đầy đủ, đảm bảo thời gian hoàn thành đơn hàng trong 2 giờ.
  • Báo cáo hạn sử dụng hàng tồn kho được gửi định kỳ nhằm giúp Nhà bán hàng lên chiến lược kinh doanh và bổ sung hàng hợp lý.

----------------------

Về LOGI.click: là mạng lưới dịch vụ hậu cần hỗ trợ thương mại điện tử với kho bãi và hệ thống hiện đại cùng đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành logistics, cung cấp nhiều giải pháp fulfillment và giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online theo cách đơn giản và tiết kiệm nhất.

01/07/2023
SKU là gì? Tầm quan trọng của SKU trong quản trị kho hàng

Trong hoạt động quản trị kho hàng và chuỗi cung ứng, SKU sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa trong kho một cách dễ dàng và khoa học, đặc biệt là khi danh mục sản phẩm ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên SKU là gì thì không phải ai cũng hiểu hết. Hãy cùng tìm hiểu về mã SKU và tầm quan trọng của mã này trong quản trị kho hàng trong bài viết sau đây nhé!

  1. SKU là gì?

SKU là gì? SKU là từ viết tắt của Stock Keeping Unit, là đơn vị phân loại hàng hóa tồn kho bằng cách phân loại hàng hóa giống nhau về hình dạng, chức năng,...dựa trên một chuỗi các ký tự gồm số và/hoặc chữ. SKU còn có hiểu đơn giản là Mã hàng hóa.

  1. Ý nghĩa của SKU là gì? Tác dụng của SKU trong quản trị kho hàng?

SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt gồm cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm mà chỉ cần nhìn là có thể nhận biết loại sản phẩm mà không cần quét hệ thống như Barcode. Điều đặc biệt là cho dù danh mục hàng hóa có mở rộng đến đâu cũng không cần giới hạn về số lượng SKU.

Ý nghĩa của mã SKU:

- SKU là mã nội bộ giúp nhanh chóng định danh sản phẩm để bán hàng và quản lý hàng hóa hiệu quả.

- Mã SKU khác nhau giúp phân biệt các phiên bản sản phẩm khác nhau.

- Mã SKU giúp phân biệt cùng 1 mặt hàng giữa các kho khác nhau.

- SKU là điểm liên kết sản phẩm giữa các kênh khi bán hàng đa kênh.

- Quản lý hàng hóa bằng mã SKU là cách quản lý hiệu quả và tiết kiệm vì không cần đầu tư cho phần cứng.

- Hạn chế tình trạng hết hàng hoặc thất thoát trong quá trình quản lý tồn kho.

  1. Các yếu tố cơ bản của mã SKU là gì? Cách đặt mã SKU dễ đọc

Một mã SKU hoàn chỉnh nên bao gồm những yếu tố sau:

  • Tên nhà sản xuất (hoặc tên thương hiệu)

  • Mô tả sản phẩm: mô tả ngắn về chất liệu (cotton, lụa, nhựa,...); và hình dáng (dài, ngắn,...)

  • Ngày mua hàng: Gồm ngày, tháng, năm 

  • Kho lưu trữ: Trong trường hợp có nhiều kho hàng, mỗi kho ở từng khu vực có thể được đặt những ký hiệu riêng.

  • Kích cỡ sản phẩm

  • Màu sắc sản phẩm

  • Tình trạng sản phẩm: còn mới hay đã qua sử dụng

  1. Những lưu ý khi đặt mã SKU

4.1 Không tham lam khi thể hiện thông tin

Không nên nhồi nhét quá nhiều thông tin mà chỉ nên cân nhắc đưa những thông tin nào là quan trọng nhất để phân biệt các sản phẩm vào mã SKU. Nhà bán hàng cũng có thể tối ưu số ký tự cho mã SKU nếu không muốn sinh ra những dòng mã quá dài.

4.2 Chú ý tới cách biểu diễn mã SKU

Tránh dùng số để biểu tượng cho màu sắc, kích thước, phân loại và các biến thể khác của sản phẩm vì đây là những đặc tính cần phải hiển thị trong mã SKU để xác định rõ một sản phẩm nào đó. 

4.3 Thống nhất cách sắp xếp trường thông tin

Cách thức đặt mã SKU có thể được áp dụng như khi phân loại sản phẩm từ lớn đến nhỏ hoặc khi phân loại sản phẩm theo thuộc tính để phân biệt với các sản phẩm cùng loại. 

4.4 Lưu ý về các ký tự

Hãy hạn chế sử dụng chữ “O” trong 1 mã SKU có số “0”, hoặc chữ “i” hoa (I) với chữ “L” thường (l). Các ký tự đặc biệt như >, <, @, #,... cũng dễ gây ra các sự nhầm lẫn và có thể dẫn đến các rắc rối trong việc quản trị kho hàng.

Tùy từng loại hàng hóa, mặt hàng sản phẩm cũng như cách thức quản lý kho mà mã SKU có thể được thiết kể để phù hợp với từng yêu cầu của doanh nghiệp. 

Việc mã hóa hàng hóa theo SKU không những giúp doanh nghiệp quản lý hàng hóa dễ dàng hơn mà còn tối ưu việc quản trị kho hàng. Từ đó có thể kiểm tra được lượng hàng tồn trong kho cũng như đảm bảo cho kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hóa.

26/06/2023
[Infographic] Những con số đáng chú ý của Thương mại điện tử Việt Nam trong Quý I/2023
21/06/2023
Những vấn đề thường gặp khi doanh nghiệp tự vận hành hậu cần thương mại điện tử

Hoạt động hậu cần là một phần quan trọng trong quy trình vận hành của một doanh nghiệp và những vấn đề phát sinh trong quy trình hậu cần, đặc biệt là trong việc hoàn thiện đơn hàng TMĐT, là cách phổ biến nhất dẫn đến việc giảm uy tín của các doanh nghiệp.

  • Không quản lý và định vị được tồn kho: Việc quản lý tồn kho không hiệu quả có thể dẫn đến sự chậm trễ tại khâu vận chuyển, thất thoát hàng hóa hoặc không đủ hàng hóa đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó dẫn đến việc mất đi lượng khách hàng trung thành và giảm đi uy tín của doanh nghiệp.
  • Chi phí cao: Tự vận hành hoạt động hậu cần sẽ đòi hỏi doanh nghiệp đầu tư một khoản lớn vào cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực dẫn đến sự gia tăng trong chi phí hoạt động chung, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. 
  • Quy trình vận chuyển không chặt chẽ: Vận chuyển là một phần không thể thiếu của hoạt động hậu cần và việc quản lý không chặt chẽ quy trình vận chuyển sẽ dẫn đến nhiều bất cập như gia hàng chậm trễ, giao thiếu hàng, mất hàng. 
  • Quy trình chăm sóc khách hàng và xử lý hàng hoàn thiếu chuyên nghiệp: Một quy trình xử lý hàng hoàn và chăm sóc khách hàng không hiệu quả có thể biến trải nghiệm mua sắm của khách hàng trở nên tồi tệ hơn, từ đó những đánh giá về sản phẩm của những khách hàng giận dữ sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp.
  • Đội ngũ thiếu kinh nghiệm: Việc không có một đội ngũ nhân viên am hiểu chuyên môn và những kỹ năng tương ứng để thực hiện công việc có thể gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp.

Am hiểu những khó khăn của doanh nghiệp, LOGI.click ra đời nhằm hỗ trợ đưa ra những giải pháp fulfillment giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn với chi phí tiết kiệm hơn.

----------------------

Về LOGI.click: là mạng lưới dịch vụ Phân phối và Hoàn thiện đơn hàng thương mại điện tử với kho bãi và hệ thống phần mềm quản lý hiện đại cùng đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành logistics, cung cấp nhiều giải pháp fulfillment và giúp người dùng triển khai các chiến dịch bán hàng online theo cách đơn giản và tiết kiệm nhất.